Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Phòng và xử trí khi căng sữa

Nếu người mẹ bi căng sữa, có thể dùng lá bắp cải để đắp lạnh. Điều này thoạt nghe hơi lạ và không có cơ sở, nhưng đây là kinh nghiệm dân gian đã được thực hiện thành công hàng trăm năm nay.

Hầu như mọi phụ nữ sau sinh 2-5 ngày đều có cảm giác căng ngực. Đây là một hiện tượng của quá trình tạo sữa cho bé. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Trong những trường hợp bình thường, người mẹ có bầu sữa căng, mềm mại.

Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu bé sơ sinh không bú đủ hay người mẹ không cho bé bú và không biết cách làm trống bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả. Khi cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên. Bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng. Lúc này bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ. Sự sưng nề ở bầu vú có thể lan đến mặt dưới cánh tay, gây cảm giác tê hay ngứa ở bàn tay do dây thần kinh bị đè ép.
máy hút sữa ardo
máy hút sữa ardo

Trong khi căng sữa, đầu vú người mẹ bị biến dạng làm cho bé rất khó bú. Nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa do các mô tạo sữa không còn hoạt động. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.

Khi này, không nên dùng thuốc làm ngưng tiết sữa. Các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nặng nề và làm căng sữa tái phát khi ngưng thuốc.

Để phòng ngừa chứng căng sữa, người mẹ cần:

- Cho bú thường xuyên. Cố gắng cho bé bú 10-12 lần một ngày hoặc 1,5-2 giờ/lần, trong đêm không nên để quá 3 giờ.

- Cố gắng cho bé bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Không nên giới hạn thời gian bé bú.

- Thay đổi tư thế bé bú để làm tăng tiết sữa.

- Có thể dùng các phương tiện hỗ trợ như đeo các áo ngực đặc biệt (loại không có gọng kim loại) khoảng 20 phút giữa các lần cho bú và không nên nịt ngực chặt.

- Người mẹ nên nằm ngửa giữa mỗi lần cho bú.

- Đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Có thể đắp lạnh bằng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh. Cứ 15-20 phút lại đắp một lần, trong suốt 1-2 giờ.

- Đắp ấm bầu vú ngay trước khi cho bú có thể giúp tăng tiết sữa. Người mẹ có thể tắm nước nóng, xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú. Xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng cũng rất hữu hiệu.

Xử trí khi núm vú và tuyến sữa sưng:

- Trước khi cho con bú: Xoa nhẹ tuyến sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm tuyến sữa. Nếu sử dụng bơm điện, cần bắt đầu từ áp lực thấp nhất và tăng dần cho đến khi bắt đầu thấy sữa chảy ra. Tiếp tục tăng đến khi người mẹ cảm thấy thoải mái và còn chịu đựng được. Không cần tăng đến áp lực tối đa. Nếu bầu vú và đầu núm vú quá đau, nên xoa ít dầu lên núm vú trước khi hút. Cần lưu ý là một số loại máy hút kém chất lượng có thể làm tổn thương mô tuyến sữa.

- Sau khi cho con bú: Nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú, cần hút sữa khoảng 5-10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa cặn. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và bé dễ bú hơn.

Chữa căng sữa bằng lá bắp cải:

- Mua lá bắp cải xanh, rửa sạch và để khô. Sau đó để vào tủ lạnh.

- Lấy bớt gân lá, quấn lá xung quanh bầu vú, để hở núm vú. Lá cải cần ôm sát bầu vú và người mẹ cảm thấy lạnh vừa phải.

- Thay 30 phút/lần hoặc sớm hơn nếu lá héo.

- Kiểm tra lại bầu vú thường xuyên, bỏ lá cải ra và chuẩn bị cho bú hoặc hút sữa ngay khi người mẹ có cảm giác sữa bắt đầu chảy.

- Có thể áp dụng 1-3 lần trước khi cho bú. Tuy nhiên, việc lạm dụng phương pháp này lại làm giảm tiết sữa.
Nếu vẫn còn thấy đau và sưng, hãy đến bác sĩ khám để được cho thuốc, thường là các loại thuốc kháng viêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét